Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Thông tin đánh giá xe Ford Ranger 2019

Đánh giá xe Ford Ranger 2019 – Mẫu bán tải hạng trung ăn khách nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

Đánh giá chung

Tại Việt Nam, Ford Ranger là mẫu xe ăn khách nhất trong phân khúc xe bán tải. Tuy nhiên, trong năm 2018 vừa qua, tình hình kinh doanh của Ford Ranger không mấy thuận lợi do vướng mắc từ Nghị định 116. Ford Việt Nam không thể đưa “hàng” về nước trong mấy tháng đầu năm khiến vị trí độc tôn của Ford Ranger bị lung lay bởi sự ngoi lên của Chevrolet Colorado. Thế nhưng càng về cuối năm, Ford Ranger càng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình ngay sau khi “phá băng” Nghị định 116.
Cụ thể, tháng 9/2018, Ford Ranger 2019 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với những cập nhật và bổ sung mới về cả tính năng và trang bị. Ngày 23/10, Ford Việt Nam tiếp tục giới thiệu với khách hàng phiên bản hiệu năng cao Ranger Raptor trên sàn triển lãm ô tô Việt Nam (VMS 2018) với mức giá 1,198 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với phiên bản thường. Cuối tháng 11/2018, Ford Việt Nam công bố giá 2 phiên bản Ford Ranger XLT 2.2L 4×4 AT và XLT 2.2L 4×4 MT. Gần hết tháng 12/2018, phiên bản còn lại mới lộ giá chính thức.
Có thể nói, sự xuất hiện của Ford Ranger phiên bản mới là chiến lược làm mới đội hình nhằm duy trì sức hấp dẫn cho dòng sản phẩm bán chạy hàng đầu của Ford Việt Nam. Đối thủ của Ford Ranger tại Việt Nam bao gồm: Chevrolet Colorado, Nissan Navara, Mazda BT 50, Mitsubishi Triton…

Giá xe Ford Ranger 2019 tại Việt Nam có gì hấp dẫn khách hàng

Hiện tại, Ford Ranger cung cấp cho khách hàng một danh sách lựa chọn phong phú với 8 phiên bản với mức giá khác nhau, cụ thể:
Phiên bảnGiá xe (triệu đồng)
Kiểm lâm viên1198
Ranger Wildtrak 2.0L Bi-turbo 4×4 AT918
Ranger Wildtrak 2.0L Single Turbo 4×2 AT853
Kiểm lâm XLT AT 2.2L 4×4779
Kiểm lâm XLT MT 2.2L 4×4754
Kiểm lâm XLS 2.2L 4×2 AT650
Kiểm lâm XLS 2.2 4×2 MT630
Ford Ranger XL 2.2 4×4 MT616
Nếu so sánh giá xe với các đối thủ cùng phân khúc ta sẽ thấy Ford Ranger có nhiều lợi thế do có nhiều phiên bản hơn, nhiều mức giá và quan trọng là bản thấp nhất có giá 616 triệu đồng, thấp hơn các đối thủ.

Ford Ranger 2019 có bao nhiêu lựa chọn về màu sắc ngoại thất?

Những màu sắc ngoại thất cơ bản của Ford Ranger 2019 gồm: Màu trắng bạc, màu nâu vàng, màu xám, màu xám đen, màu đen, màu đen đỏ, màu xanh, màu nâu xám, màu đỏ, màu xanh xám.
Trong bài đánh giá này Fordvinh.vn xin phân tích ưu nhược điểm, những điểm cải tiến so với phiên bản cũ và chỉ ra sự khác nhau giữa các phiên bản để các bạn có thông tin tham khảo tin cậy nhất về dòng bán tải bán chạy số 1 tại Việt Nam hiện nay.

√ Ngoại thất

Ford Ranger 2019 đánh dấu một bước chuyển biến mới trên chặng đường mà mẫu xe bán tải cỡ trung đã đi qua. Ford cho người dùng thấy hãng không bao giờ chịu “ngủ yên” trên đỉnh vinh quang bằng việc tung ra phiên bản đặc biệt của Ranger. Mẫu bán tải của Ford chuyển mình để tạo ra sự tươi mới trong mắt khách hàng, từ một chiếc xe sở hữu ngoại hình thô kệch, hấm hố, bụi bặm, Ford Ranger 2019 lột xác để trở thành một cỗ máy dũng mãnh, nuột nà, hiện đại và bắt mắt hơn.
Theo công bố của nhà sản xuất, xe Ford Ranger 2019 sở hữu kích thước 5.362 x 1.860 x 1.830 (mm) tương ứng với chiều D x R x C cùng chiều dài cơ sở 3.220 mm và khoảng sáng gầm xe đạt 200 mm. Đây là thông số chung cho tất cả các phiên bản.

* Phần đầu xe

Một nguồn tin tức ô tô cho biết, Ford Ranger 2019 làm mới “mặt tiền” để thoát khỏi sự quen thuộc, nhàm chán so với thế hệ cũ. Lưới tản nhiệt đa giác với các thanh ngang khỏe khoắn là điểm thu hút ánh mắt người đối diện. Trên nắp vô-lăng có những đường gân dập nổi tôn lên sự khỏe khoắn, thể thao. Cản va phía trước đã hạ thấp hơn và hốc hút gió phía trước mở rộng thêm về kích thước.
Cụm đèn pha dạng mảnh tích hợp điểm nhấn màu xám đậm hoặc mạ crom tinh tế và trông sắc nét hơn phiên bản cũ. Hai phiên bản XLS 2.2L 4×2 MT và XLS 2.2L 4×2 AT được trang bị đèn pha Halogen. Các phiên bản khác sử dụng đèn pha Projector hoặc HID Projector có khả năng bật tắt tự động bằng cảm biến ánh sáng. Đèn pha trên 2 bản Wildtrak tích hợp thêm đèn LED chạy ban ngày. Các phiên bản đều tích hợp đèn sương mù thấu kính nhằm tăng cường khả năng chiếu sáng.

* Phần thân xe

Thân xe Ford Ranger 2019 mang lại cảm nhận khỏe khoắn, mạnh mẽ, đậm chất Mỹ. Hai bản XLS 2.2L 4×2 MT và XLS 2.2L 4×2 AT được trang bị gương chiếu hậu chỉnh điện, trong khi các phiên bản khác sử dụng gương chiếu hậu chỉnh điện, gập điện. Bộ mâm hợp kim nhôm đa chấu với các kích cỡ 16, 17, 18 inch tương ứng với cỡ lốp 255/70R16, 265/65R17 và 265/60R18. Mỗi kích cỡ lốp và mâm sẽ ứng dụng cho 2 phiên bản. Chẳng hạn 2 phiên bản XLS sử dụng mâm 16 inch kèm lốp 255/70R16, phiên bản XLT sử dụng mâm 17 inch kèm lốp 265/65R17, hai bản Wildtrak sử dụng mâm 18 inch kèm lốp 265/60R18.

√ Nội thất

Mặc dù là phiên bản mới, nhưng nội thất của Ford Ranger 2019 không có sự thay đổi. Bao trùm không gian khoang lái là một màu đen huyền bí. Tuy nhiên, nếu một lần lọt vào khoang xe, chắc chắn các trang bị tiện nghi cùng phong cách thiết kế của Ford sẽ níu chân bạn ở lại khám phá và tận hưởng nó.

* Phần thiết kế ghế ngồi

Mẫu xe ô tô mới Ford Ranger 2019 lựa chọn nỉ và loại da pha nỉ để làm chất liệu bọc ghế với đường chỉ khâu nổi bật. Theo đó, phiên bản XLS sử dụng ghế ngồi bọc nỉ, bản XLT sử dụng chất liệu nỉ cao cấp hơn trong khi ghế ngồi trên bản Wildtrak bọc nỉ pha da cao cấp.
Ghế lái của hai bản Ford Ranger Wildtrak 2019 là loại chỉnh định 8 hướng, những bản còn lại sử dụng ghế lái chỉnh tay 6 hướng. Hàng ghế sau thiết kế theo dạng băng có thể gập lại để tăng diện tích chứa đồ khi cần. Tất cả các vị trí ngồi ở ghế sau đều tích hợp tựa đầu. Không gian để chân thoải mái đối với người có chiều cao vượt trội.

√ Tiện Nghi

Mặc dù là một mẫu bán tải nhưng Ford Ranger 2019 cũng không hề kém cạnh về mặt trang bị tiện nghi so với các dòng xe khác gồm: Hệ thống SYNC 3, màn hình TFT cảm ứng 8 inch, chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, hệ thống chống ồn chủ động đối với hai bản Wildtrak. Những bản còn lại trang bị hệ thống điều khiển giọng nói SYNC Gen I và không trang bị chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, hệ thống chống ồn chủ động. Tất cả các phiên bản của Ford Ranger 2019 đều sở hữu hệ thống âm thanh gồm AM/FM, CD 1 đĩa. MP3, Ipod & USB, Bluetooth, 6 loa, cửa kính điều khiển điện, điều khiển âm thanh trên tay lái.
Ford Ranger 2019 phiên bản Wildtrak được trang bị: Cảm biến hỗ trợ đỗ xe trước và sau, camera lùi, hệ thống cân bằng điện tử, hệ thống cảnh báo lệch làn và hỗ trợ duy trì làn đường, hệ thống cảnh báo va chạm phía trước, hệ thống chống trộm, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đỗ xe chủ động song song, hỗ trợ đổ đèo, kiểm soát chống lật xe, kiểm soát xe theo tải trọng, túi khí bên, túi khí rèm dọc hai bên trần xe.
Các phiên bản còn lại không có trang bị trên nhưng tích hợp một số trang bị tương tự bản Wildtrak gồm: Túi khí phía trước, kiểm soát hành trình, chống bó cứng phanh và Phân phối lực phanh điện tử, cảm biến phía sau (không có trên bản XLS).

√ Tổng quát

Dù bước sang phiên bản mới xe Ford Ranger 2019 vẫn sử dụng bảo tồn những đặc điểm cơ bản của mẫu xe tiền nhiệm với sự thay đổi hầm hố, táo bạo, phù hợp với xu hướng. Các chuyên gia đánh giá, Ford Ranger 2019 sở hữu nhiều chi tiết gợi nhớ đến mẫu xe bán tải hút khách số 1 tại Mỹ, F-150. Động cơ mạnh mẽ, vượt trội cũng là ưu điểm để lôi kéo khách hàng.
Ưu điểm: Động cơ mạnh mẽ, thiết kế đậm nam tính, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại.
Nhược điểm: Ghế ngồi bọc nỉ kém sang.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Mẹo canh xe để tránh va chạm

Lái xe ô tô khác biệt rất lớn so với điều khiển xe máy, đa phần phụ thuộc vào cảm giác của người lái và xe. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể lý tính cảm giác này nếu nắm bắt được một số mẹo canh xe để tránh va chạm, tránh tai nạn và giảm các va quẹt không đáng có.

Canh đầu xe

Đầu xe là khu vực khó khăn nhất cho những lái mới. Thiết kế đặc trưng của xe ô tô khiến không gian ngay trước đầu xe vô tình là điểm mù với người lái. Để có thể canh khoảng cách tốt nhất với xe phía trước, chúng ta nên kiếm một chiếc xe đang đậu. Sau đó, điều khiển xe đến ngay sau chiếc xe đó từng chút một, rồi ra khỏi xe để ước lượng khoảng cách. Tới khi nào, xe chúng ta còn cách xe phía trước khoảng 0,5 mét là được, đồng thời hãy ghi nhớ khoảng cách ấy để ước lượng khi di chuyển trên đường.
Thông thường chân trái của lái xe được thiết kế điểm tựa ngay phía trên bánh trước phía bên tài. Do đó, đây cũng có thể xem là điểm đối chiếu tốt, giúp lái xe căn khoảng cách tốt với xe phía trước.

Canh hông xe

Hông xe bên phải cũng là điểm khó với các lái mới hoặc những ai ít lái xe. Chúng ta thường chừa khoảng trống khá xa, do lo sợ va chạm với các phương tiện đi bên phải như xe máy, xe đạp…
Để khắc phục và cải thiện điều này, bạn có thể nhờ một người đứng ngay đèn pha bên phải của xe. Sau đó hãy ghi nhớ trong đầu khoảng cách này để có thể duy trì khoảng cách phù hợp với các phương tiện khác trên đường. Bạn có thể dùng giấy màu dán trên góc capô nếu cần thiết để ghi nhớ.
Mẹo này cũng có thể dùng trong các trường hợp cặp lề, giúp xe bạn không bị cấn lề đường, gây hư lốp và la-zăng.

Canh đuôi xe khi đỗ song song hay vuông góc

Ngày nay, các xe hầu như đã được trang bị cảm biến lùi hoặc camera lùi, nhờ đó lái xe đã nhàn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với các xe đời cũ hay phiên bản tiêu chuẩn thấp chưa được trang bị tiện ích trên, chúng ta cũng cần những mẹo canh xe giúp lùi xe được an toàn.
Trường hợp đỗ xe song song, chúng ta cần ước lượng khu vực đỗ xe có vừa với chiều dài xe của mình. Thông thường, khoảng trống lý tưởng để đỗ xe bằng chiều dài của xe cộng thêm nửa mét phía trước và sau. Như vậy, xe trước hay sau cũng có thể ra vào dễ dàng.
Để xe có thể lùi vào một cách dễ dàng, chúng ta phải đậu song song với xe phía trước và cách khoảng 0,5 mét. Vị trí tốt nhất để bắt đầu lùi là khi gương chiếu hậu bên phải của xe chúng ta ngang bằng với xe phía trước.
Khi đánh lái vào trong, luôn duy trì khoảng cách 20 – 30 cm với xe bên cạnh trên gương chiếu hậu bên phải, đồng thời nhìn vào gương chiếu hậu bên trái để có thể ước lượng khoảng cách với xe phía sau. Chúng ta cũng có thể quay hẳn ra phía sau để quan sát nếu thực sự cần thiết, lưu ý không tiếp tục lùi xe khi quay ra phía sau.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Khi bánh xe bên trái còn cách lề khoảng 1 mét, bạn bắt đầu đánh lái sang trái để thân xe bắt đầu ghép song song với lề đường. Bạn cũng liên tục nhìn gương chiếu hậu trái để canh khoảng cách với đuôi xe phía sau. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dừng lại và bước ra ngoài quan sát nếu cần. Lúc này, bạn cũng phải để ý đầu xe có va chạm với xe trước hay không. Sau khi xe ghép dọc với đường, bạn có thể trả lái thằng và cân đối khoảng trống trước sau, giúp các xe khác có thể ra vào chỗ đậu dễ dàng hơn.
Trường hợp đỗ xe vuông góc, điểm quan trọng chúng ta cần thấy được đầu xe hay góc vuông của bãi đỗ qua gương chiếu hậu. Duy trì khoảng cách từ 20 – 30 cm đối với vật cản trong suốt quá trình đánh lái vào chỗ đỗ. Khi đuôi xe chúng ta đã song song với các xe đang đỗ trong bãi, chỉ cần lùi xe vào cho tới khi gương chiếu hậu của chúng ta ngang bằng với hai xe bên cạnh là được. Không nên lùi sâu hơn vì có thể va chạm ở phía sau.

Tránh xe ngược chiều

Trên đường có sẵn vạch chia hướng di chuyển, việc tránh xe ngược chiều tương đối đơn giản. Chúng ta sẽ căn theo vạch chia để tránh xe ngược chiều. Tuy nhiên nếu đường không có sẵn vặch chia hướng di chuyển, chúng ta cần phải tưởng tượng ra tim đường ảo.
Trường hợp này, lái xe cần nắm vững quy tắc 3 giây khi di chuyển. Chọn một mốc xe phía trước vừa di chuyển tới như cột điện hoặc biển quảng cáo, nếu sau 3 giây, xe chúng ta cũng vừa tới điểm này là khoảng cách an toàn. Ngoài ra, khi di chuyển ở tốc độ cao, chúng ta cũng hạn chế việc bám đuôi xe phía trước. Thói quan này vừa hạn chế tầm nhìn, vừa nguy hiểm cho chúng ta và những phương tiện khác.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Lái xe nên làm gì để phòng tránh tai nạn khi mở cửa xe ô tô

Tại Mỹ, cứ 5 vụ tai nạn giữa ô tô và xe đạp thì có ít nhất 1 vụ liên quan đến việc mở cửa đột ngột của tài xế ô tô. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam khi số lượng ô tô và xe máy ngày một tăng, gióng lên một hồi chuông cảnh báo về việc nên thay đổi trong hành vi tưởng chừng như đơn giản này.
Đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra liên quan đến sự bất cẩn trong việc mở cửa xe ô tô của tài xế. Sự việc này đã và đang dậy sóng dư luận trong thời gia vừa qua. Vậy lái xe nên làm gì?

Những lưu ý mở cửa xe ô tô để phòng tránh tai nạn giao thông

Hiện tại, rất nhiều người trong chúng ta, cả tài xế lẫn hành khách dùng cánh tay ngay cạnh cửa để mở cửa, thói quen này vô hình chung khiến ta quên mất việc quan sát bên ngoài hay “liếc qua” gương chiếu hậu nhằm kiểm tra các điểm mù, do đó rất dễ gây ra các vụ va chạm không mong muốn vì không được xử lý kịp thời.
Không chỉ vậy, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ nếu mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Còn nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước bằng lái từ 2 đến 4 tháng. Nhưng những va chạm này sẽ được hạn chế đáng kể nếu các bác tài lẫn hành khách trên xe vận dụng nguyên lý mở cửa “Dutch Reach” của người Hà Lan.
Nguyên lý này được lý giải đơn giản như sau: “Dù ngồi ở bất kì vị trí nào trên xe, dù là xe có vô-lăng bên trái hay bên phải, bạn hãy dùng cánh tay ở phía xa cánh cửa để thực hiện thao tác mở”. Sự thay đổi tư thế trong thao tác này sẽ khiến cơ thể có xu hướng xoay về phía sau, vì vậy luôn có thể chủ động quan sát không gian quanh xe, hoặc nhìn vào gương chiếu hậu và phát hiện ra các chướng ngại vật có thể xuất hiện tại các điểm mù. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được huấn luyện cho các bác tài tại Hà Lan, thậm chí họ còn hạ cửa kính và mở cửa từ tay nắm bên ngoài nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro.
Ngoài ra, khi dừng đỗ xe người lái cũng nên chủ động nhắc nhở các hành khách chú ý việc mở cửa xe, tốt hơn cả người lái có nên chủ động xuống xe và mở cửa cho các hành khách lớn tuổi hay người chưa quen với việc đi xe ô tô. Nhất là đối tượng trẻ nhỏ hiếu động thì cần chú ý sử dụng khóa cửa trẻ em ở cửa sau phía bên lái xe. Như vậy sẽ giúp hành khách lẫn người bên ngoài luôn được an toàn, phòng tránh các tai nạn không đáng tiếc.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện 2 bánh cũng không thể chủ quan khi đi cạnh những chiếc ô tô đỗ bên đường, nhất là các đoạn đường hẹp nhằm xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Hình ảnh minh họa bên dưới cho thấy phần màu đỏ là “nơi nguy hiểm trong khi vùng màu vàng sẽ là an toàn hơn. Người điều khiển phương tiện 2 bánh nên chủ động giữ khoảng cách an toàn so với “vùng mở cửa” của ô tô, khoảng 1 mét tính từ thân xe, đồng thời giảm tốc khi đi ngang các phương tiện này, có như vậy mới giảm thiểu được các rủi ro va chạm không mong muốn cho cả hai bên.
Xem thêm: Túi khí là gì? Vì sao cần phải có túi khí trong xe ô tô

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Túi khí là gì? Vì sao cần phải có túi khí trong xe ô tô

Cụm từ túi khí ô tô dường như đã quá quen thuộc đối với khách hàng, tuy nhiên ít có ai có thể hiểu rõ được ai trò và tầm quan trọng của túi khí khi được trang bị trên ô tô. Vậy túi khí xe ô tô có tác dụng gì? Và vì sao nên trang bị túi khí cho xe ô tô?
Từ 1995 đến nay, túi khí đã bung trên 800,000 lần cứu mạng hơn 1,700 người và giảm 11% tỷ lệ chấn thương gây tử vong trong những vụ va chạm xe. Trong bài viết này, Đại lý xe Ford Vinh sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cơ bản, ngắn gọn và hữu ích nhất mà không phải ai cũng biết về túi khí – trang bị an toàn cực kỳ quan trọng trên một chiếc ô tô hiện đại.

Túi khí là gì?

Túi khí là những túi vải co giãn (hoặc một vật liệu khác) đảm bảo được khả năng thu gọn và dễ dàng bung ra ngay khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức trong thời gian nhanh hơn một cái chớp mắt, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể hành khách và người lái.

Vì sao cần có túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?


Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi đầu xe đâm vào rào chắn cố định hoặc đuôi một chiếc xe đứng yên với vận tốc 50 km/h, , thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng trên dưới 0,1 giây. Ở thời điểm va đập, phần trước của xe bị ngừng đột ngột nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục dịch chuyển với vận tốc 50 km/h do lực quán tính (khoang cabin cũng nằm trong số đó).
Trong quá trình va đập, khoang cabin bắt đầu giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu không có các trang bị bảo vệ, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi va vào các vật thể trong xe (kính trước, bảng tablo,…) – tốc độ này tương đương với việc bị rơi từ tầng 3 xuống đất. Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể.
Tuy nhiên, với các va đập mạnh (ở khoảng vận tốc trên 20 km/h), dây an toàn cũng không thể đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, chống va đập của mình. Hành khách vẫn có thể va đập vào các vật thể trong xe, chỉ là với một lực nhỏ hơn. Từ cơ sở đó, túi khí được ra đời để kết hợp với dây an toàn giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập từ người lái và hành khách.

Thành phần và quá trình hoạt động của hệ thống túi khí

Hệ thống túi khí trên ô tô gồm các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,… để nhận biết mức độ nguy hiểm của một tình huống vận hành nhất định. Khi bộ điều khiển nhận thấy các thông số vượt quá giá trị quy định (cảm biến nhận thấy va chạm, lực đạp phanh và gia tốc phanh lớn,…) thì ngòi nổ trong bộ thổi sẽ đánh lửa để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí bơm đầy túi khí. Toàn bộ quá trình trên chỉ mất khoảng 50 miligiây – nhanh hơn một cái chớp mắt.
Có một sự thật không phải ai cũng biết là ngay khi bơm đầy, túi khí lập tức được xả hơi trước khi va chạm với hành khách (qua các lỗ xả phía sau) để hấp thụ va chạm đó. Nếu không làm vậy, hành khách lao vào khi túi khí đang được bơm căng cũng sẽ tương tự như lao đầu vào bức tường và chấn thương có thể còn nghiêm trọng hơn.
Thể tích trung bình của một túi khí cho người lái là khoảng 55 lít. Trong khi đó, túi khí cho hành khách lại to hơn đáng kể khi có thể chứa đến 120 lít khí khi bung ra.
Nói đến vấn đề này, không phải túi khí nào cũng sẽ bung khi ô tô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại túi khí phù hợp mới được kích hoạt. Với mỗi loại túi khí bố trí ở các vị trí khác nhau lại có một quy chuẩn hoạt động riêng để đảm bảo an toàn cho người trên xe. Ví dụ, túi khí rèm cửa sẽ chỉ bung khi phát hiện va chạm mạnh ở phần hông xe, túi khí trước thì được thiết kế để bung ra khi va chạm ở ngưỡng tốc độ trên 20 km/h.
Túi khí là trang bị dùng một lần nên sau khi túi khí bung, bạn cũng cần đưa xe đến các đại lý, garage để thay thế một bộ túi khí khác, và cũng là để khắc phục thiệt hại cho xe sau lần va chạm đó.

Những chỉ dẫn an toàn để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của túi khí

Nên nhớ, túi khí chỉ là một trang bị hỗ trợ thêm cho dây đai an toàn, do vậy cần phải thắt dây an toàn dù ngồi ở vị trí nào trên xe. Đây là một thiếu sót mà rất nhiều người Việt mắc phải khi quan niệm chỉ ở băng ghế trước mới cần cài dây an toàn. Trên thực tế, bất cứ vị trí nào trên xe cũng đều đối diện với nguy cơ tử vong khi va chạm nếu không thắt dây an toàn đúng cách.
Bên cạnh đó, cả người lái và hành khách ở hàng ghế trước cũng cần lùi ghế ra xa nhất có thể, đặc biệt là những người có vóc dáng nhỏ. Bạn cũng nên giữ khoảng cách 25 cm (10 inch) từ vô lăng đến xương ngực của mình để đảm bảo an toàn tối đa khi túi khí được bung ra.
Đối với trẻ nhỏ, trẻ dưới 12 tuổi phải được ngồi ở băng sau và thắt đai an toàn khi xe chạy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần được trang bị ghế chuyên dụng phù hợp với kích cỡ khi ngồi trên xe và cũng phải thắt dây an toàn.
Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về túi khí – trang bị an toàn quan trọng và không thể thiếu trên ô tô hiện nay.
Nguồn tham khảo: automotive.silicones.elkem.com, plantation.org

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Những điểm cần lưu ý khi lái xe ô tô mà rất ít người quan tâm đến

Lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn lái xe ô tô an toàn

Các điểm cần lưu ý này nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng thực sự lại khá quan trọng. Không chỉ những “tài mới” mà ngay cả “tài già” xế dày dạn kinh nghiệm lâu năm đôi khi vẫn mắc phải.

Cầm vô-lăng không đúng vị trí 3h và 9h


Nhiều người thường có thói quen cầm vô lăng quá thấp hay quá cao trong khi lái xe hoặc cầm lái bằng một tay. Nghe qua có vẻ không ảnh hưởng gì nhưng khi có tình huống bất ngờ cần đánh lái gấp thì việc không cầm vô-lăng ở vị trí 3-9h sẽ làm cho thao tác đánh lái kém linh hoạt và xử lý không còn chính xác. Có thể dẫn đến va chạm khi không kịp tránh vật cản.

Bạn cũng nên giữ tư thế lái ngồi thẳng và không nên quá nghiêng ra phía ra để đảm bảo tầm quan sát tốt nhất.Lái xe đường phức tạp hay lái xe trong điều kiện thông thường, đặt tay ở vị trí 3h và 9h trên vô lăng (hoặc 2h và 10h tùy thuộc vào thói quen của bạn). Giữ vô lăng chắc chắn, ngón cái hướng lên trên. Đừng hướng ngón cái vào bên trong vô lăng khi lái xe trong tình huống phức tạp, bởi nếu xe va vào đá hoặc chướng ngại vật vô lăng có thể xoay gấp, tiềm ẩn nguy cơ khiến ngón cái hoặc cổ tay của bạn bị thương.

Không gập gương

Khi đậu xe, bạn cần gập kính hậu ngay khi có thể để tránh việc các phương tiện khác va quẹt làm hư hỏng kính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý gương trên xe mình là dạng gập điện hay cơ vì nếu như cố gắng dùng sức mạnh để gập gương điện sẽ làm hư hệ thống mô tơ và bánh răng vận hành.

Đi vào điểm mù của xe khác

Duy trì việc đi song song cùng chiều với một xe là việc gây nên nguy cơ tai nạn khá cao. Cũng như khi vượt trái một chiếc xe tải lớn mà bạn không tăng tốc nhanh để vượt qua thì có thể gặp xe đối diện đi xuống. Hoặc chiếc xe mà bạn đang vượt cũng lấn sang trái để vượt một xe khác hay né chướng ngại vật thì có thể gây va chạm. Tốt nhất là khi vượt xe thì bạn nên nháy đèn pha và bấm còi để xe phía trước bạn có ý định vượt và nhanh chóng thoát khỏi vùng điểm mù để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, việc đi song song với xe khác cũng gây cản trở giao thông khi các phương tiện phía sau muốn vượt qua nhưng không thể.

Không chú ý đến các đèn báo trên cụm đồng hồ

Khi có bất kỳ một loại đèn báo nào đó xuất hiện trên cụm đồng hồ thì tất nhiên là xe bạn đang gặp phải một vấn đề gì đó. Một trong những tình huống thường gặp là các tài xế quên hạ phanh tay đối với các xe dùng phanh tay cơ. Nếu không nắm hết ý nghĩa các thông số này, bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng ôtô. Rất nhiều tài xế, kể cả những người lái xe lâu năm và những lái mới thường lờ đi các dấu hiệu cảnh báo về dầu phanh, nước làm mát, lọc gió có thể khiến cho chiếc xe của bạn hư hỏng nghiêm trọng và nằm đường.

Không trả thẳng lái khi đậu xe

Có khá nhiều người đậu xe xong và thường tắt máy và rời đi ngay chứ không trả thẳng lái. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống lái nếu liên tục xảy ra trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu không trả thẳng lái thì tài xế sẽ có thể quên là xe đang lệch lái, khi cần đi gấp sẽ lên xe đạp ga đi ngay và có thể gây va chạm vì chiếc xe không đi thẳng.

Tuy nhiên, khi đậu xe ở nơi có dốc xuống thì bạn cần đánh lái vào trong lề đường và dốc lên thì phải đánh lái ra ngoài. Việc này để đề phòng khi xe mất phanh tay thì sẽ đi vào bên trong lề đường, không chạy ra ngoài đường chính, tránh gây va chạm.

Đậu xe kênh bánh

Xe ô tô được thiết kế với các chi tiết dàn đều trọng lượng lên cả 4 bánh xe. Khi đậu xe kênh bánh thì sẽ có hai bánh phải chịu lực lớn hơn hai bánh còn lại. Gây tác động đến hệ thống treo, thước lái và giảm tuổi thọ của lốp xe.
Trên đây là nhưng điều rất cơ bản nhưng không phải lái xe nào cũng biết, cũng thông qua bài viết này mà các chuyên gia đã phân tích rất rõ ràng nhất, các bạn có thể dành ra một phần nhỏ thời gian để nghiên cứu xem mình đã làm đúng như những gì mà các chuyên gia của Ford Vinh nêu ra ở trên hay chưa? Nếu chưa thì các bạn hãy xem lại và có cách điều chỉnh phù hợp . Chúc các bạn lái xe an toàn!

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Tác dụng của đèn xe hơi mà không phải ai cũng biết

Ngoài đèn pha, cốt hay đèn xi nhan quen thuộc, trên xe hơi còn có các loại đèn khác với sự quan trọng không kém và tác dụng của nó không phải ai cũng biết rõ. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại đèn xe hơi.

Đèn định vị ban ngày DRL

Ở một số quốc gia trên thế giới có quy định bắt buộc phải sử dụng đèn định vị ban ngày DRL (Daytime Running Light) bởi đèn này tăng khả năng nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác.
Thông thường đèn DRL định vị ban ngày sử dụng đèn LED vừa để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện trên ô tô. Còn ở một số xe đời cũ hơn, chúng được trang bị đèn DRL dạng bóng sợi đốt.

Đèn sương mù (đèn gầm)

Như chính tên gọi của nó, đèn gầm hay đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt như trời tối, trời mưa, trời nhiều sương làm giảm khả năng quan sát của người lái xe.
Theo quy định, đèn sương mù có ánh sáng vàng đặc trưng để nhận diện. Vị trí lắp đèn sương mù, đèn gầm thường là phần gầm thấp, phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông phía đối diện.

Đèn phản quang

Đèn phản quang được lắp đặt phía ba đờ sốc dưới đuôi xe, thường đặt trên ống xả, có tác dụng chính là phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe. Chức năng này được tích hợp sẵn ở đèn hậu nhưng thông thường xe ô tô vẫn có cả hai.

Đèn soi biển số

Đèn soi biển số được thiết kế đặt ngay trên biển số, phía sau xe có tác dụng chính là soi biển số đăng ký để cho các cơ quan chức năng và người khác có thể đọc biển đăng ký xe vào ban đêm. Đèn sẽ được bật khi người lái bật đèn pha.

Đèn trần

Đúng như tên gọi của nó, đèn này được lắp trên trần xe có tác dụng chính là chiếu sáng nội thất xe, chúng được bật khi người ngồi trong xe tác động vào các công tắt thủ công thường nằm cùng với hộp đèn.

Đèn viền nội thất

Đèn viền nội thất (Ambient light) xuất hiện gần đây trên xe hơi, chủ yếu là các mẫu xe đắt tiền nhằm tăng vẻ lung linh và sang trọng trong nội thất xe. Đèn viền nội thất có thể cho phép tùy chọn nhiều màu sắc khác nhau và cấp độ sáng khác nhau thông qua tùy chỉnh trên màn hình trung tâm.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Đánh giá xe Ford Everest 2019: Sẵn sàng thách đấu với Toyota Fortuner

Ford Everest 2019 trở lại thị trường kịp thời cùng giá bán cạnh tranh hơn trước, chắc chắn sẽ là đối thủ đáng gờm trong phân khúc SUV, cụ thể là Toyota Fortuner.

Giới thiệu chung

Dù doanh số không tốt như Toyota Fortuner, Ford Everest vẫn luôn là một mẫu xe được đánh giá rất cao trong phân khúc xe ô tô SUV 7 chỗ tầm trung. Suốt giai đoạn đầu năm 2018, Ford Everest hầu như vắng bóng trên thị trường ô tô Việt Nam, do rào cản Nghị định 116. Tuy nhiên, cuối tháng 8/2018, mẫu xe này đã quay trở lại thị trường và nhanh chóng được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
Ford Everest 2019 tiếp tục được nhập khẩu từ thị trường Thái Lan và được phân phối tại Việt Nam dưới 5 phiên bản với giá bán lần lượt:
  • Ford Everest Trend 2.0L AT RWD: 1,112 tỷ đồng
  • Ford Everest Titanium 2.0L AT RWD: 1,177 tỷ đồng
  • Ford Everest Titanium+ 2.0L AT 4WD: 1,399 tỷ đồng
  • Ford Everest Ambiente 2.0L MT RWD: (chưa công bố)
  • Ford Everest Ambiente 2.0L AT RWD: (chưa công bố)
Mức giá mới của Ford Everest giúp mẫu xe này tăng sức cạnh tranh khá nhiều khi đặt cạnh Toyota Fortuner. Đặc biệt, phiên bản cao cấp nhất Titanium+ giảm gần 500 triệu đồng nếu so với phiên bản sử dụng động cơ diesel 3.2L trước đây.

Ngoại hình ấn tượng với thiết kế cơ bắp

Ford Everest 2019 chỉ là bản nâng cấp do đó vẫn sở hữu vẻ ngoài mạnh mẽ, chắc chắn và thể thao, đi cùng kích thước to lớn. Số đo tổng thể vẫn được giữ nguyên với thông số dài x rộng x cao lần lượt 4892 x 1860 x 1837mm. Chiều dài tổng thể vẫn không thay đổi với 2850mm, và khoảng sáng gầm xe 210mm.
Phần đầu Everest 2019 được điều chỉnh một số chi tiết ở lưới tản nhiệt và cụm cản trước. Lưới tản nhiệt vẫn giữ cấu trúc tổng thể, nhưng bên trong được thiết kế 3 nan ngang mạ chrome tách rời và nổi bật hơn. Phía dưới cản va phía trước được thiết kế tấm ốp bảo vệ sơn bạc to bản hơn, căng ngang từ trái qua phải. Các chi tiết còn lại không có nhiều thay đổi.
Trang bị ngoại thất cho mỗi phiên bản đều được nâng cấp. La-zăng tất cả các phiên bản vẫn sử dụng kích thước cũ, nhưng được thiết kế mới và sử dụng chất liệu hợp kim nhôm. Phiên bản Ambiente có kích thước la-zăng 17-inch, phiên bản Trend 18-inch, trong khi 2 phiên bản Titanium sở hữu kích thước 20-inch với thiết kế 5 chấu kép mới, sang trọng và thể thao hơn.
Cả 5 phiên bản đều được trang bị bóng chiếu cho đèn pha. Ford Everest 2019 phiên bản Trend được nâng cấp đèn pha tương tự 2 phiên bản Titanium với công nghệ HID tự động bật/tắt, và đi kèm với dải đèn LED chiếu sáng ban ngày viền phía dưới cụm đèn nổi bật.  Hai phiên bản Ambiente giá rẻ tiếp tục sử dụng đèn pha halogen và phiên bản Titanium+ vẫn trang bị tính năng chiếu xa tự động.
Các trang bị tiện ích dành cho ngoại thất còn có tính năng gạt mưa tự động dành cho 3 phiên bản Titanium và Trend. Cả 5 phiên bản đều được trang bị đèn sương mù halogen, gương chiếu hậu chỉnh/gập điện tích hợp đèn báo rẽ. Riêng hai phiên bản Titanium tích hợp thêm tính năng sấy điện tiện lợi trong khi di chuyển dưới trời mưa, tối ưu khả năng quan sát hai bên khi chuyển làn hay vượt mặt.

Không gian bên trong đậm chất thể thao

Nội thất Ford Everest 2019 vẫn mang phong cách thiết kế như phiên bản trước đây, hiện đại, phóng khoáng nhưng không kém phần mạnh mẽ, đặc trưng của một mẫu SUV truyền thống. Các đường nét thiết kế bên trong vẫn giữ nguyên với các đường dập nổi. Đồng thời bảng táp-lô không kém phần sang trọng khi kết hợp hài hòa vật liệu ốp nhựa, da và viền kim loại trên phiên bản cao cấp nhất.
Ba phiên bản Trend và Titanium có nội thất bọc da sang trọng, trong khi phiên bản Ambiente chỉ có ghế ngồi bọc nỉ thông thường. Ghế lái trên phiên bản Titanium + Trend trang bị tính năng chỉnh điện 8 hướng, phiên bản Titanium cao cấp hơn với ghế hành khách chỉnh điện 8 hướng. Hai phiên bản Ambiente chỉ được trang bị ghế lái chỉnh tay 6 hướng.
Hàng ghế thứ hai trên tất cả phiên bản đều được trang bị tính năng gập phẳng theo tỉ lệ 60:40. Đồng thời, hàng ghế thứ ba cũng được gập gọn theo tỉ lệ 50:50 giúp tối ưu không gian để chứa hành lý. Đặc biệt, phiên bản Titanium 2.0L AT 4WD có hàng ghế thứ ba có thể gập điện 1 chạm rất tiện dụng.
Vô lăng Ford Everest 2019 có thiết kế 4 chấu chắc chắn mạnh mẽ nhưng không kém phần sang trọng khi được bọc da trên phiên bản Titanium và Trend. Vô lăng trên phiên bản Ambiente chỉ sử dụng chất liệu nhựa thường. Tất cả phiên bản đều được tích hợp điều khiển âm thanh, điều khiển giọng nói và đàm thoại rảnh tay trên vô lăng.
Sau vô lăng là đồng hồ lái hiện đại với hai màn hình đa thông tin TFT kích thước 4.2-inch, kết hợp với đồng hồ tốc độ dạng analog hỗ trợ tối đa người lái khi hiển thị đầy đủ thông số cùng chức năng trang bị trên Ford Everest.

Tiện nghi hiện đại, vừa đủ dùng

Trang bị tiện nghi không có nhiều khác biệt giữa các phiên bản. Năm phiên bản đều được trang bị đầu CD 1 đĩa, với chế độ AM/FM, MP3, iPod, và kết nối USB, Bluetooth. Bên cạnh đó, công nghệ giải trí điều khiển giọng nói SYNC thế hệ 3, kết hợp hệ thống âm thanh 10 loa và màn hình cảm ứng TFT 8-inch tích hợp khe thẻ nhớ SD cũng được trang bị trên tất cả phiên bản. Riêng 2 phiên bản Titanium được bổ sung dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Cả 5 phiên bản đều trang bị điều hòa 2 vùng tự động với cửa gió cho cả 3 hàng ghế, đảm bảo gió điều hòa có thể phân phối mọi vị trí trên xe. Ngoài ra, Ford Everest 2019 đều trang bị khởi động bằng nút bấm và chìa khóa thông minh, cửa kính chỉnh điện tích hợp 1 chạm và chống kẹt ghế lái.

Khả năng chinh phục mọi địa hình

Dù là bản nâng cấp giữa vòng đời, Ford Everest 2019 lại được nâng cấp hoàn toàn về khả năng vận hành. Mẫu xe mới được trang bị động cơ diesel 2.0L tăng áp đơn thay thế cho phiên bản động cơ diesel 2.2L trước đây được trang bị trên phiên bản Titanium, Trend và Ambiente. Động cơ mới có công suất vượt trội với 177 mã lực tại 3500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 420Nm từ 1750 – 2500 vòng/phút. Đi kèm với động cơ này là hệ thống dẫn động cầu sau cùng hộp số tay 6 cấp hoặc hộp số tự động 10 cấp Getrag 10R60.
Bên cạnh nâng cấp động cơ, để mang đến cảm giác vận hành êm ái nhất, tất cả phiên bản đều được trang bị hệ thống treo trước độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và thanh chống lắc, hệ thống treo sau sử dụng lò xo trụ, ống giảm chấn lớn và thanh ổn định liên kết kiểu Watts. Không gian bên trong nội thất cũng được tăng cường khả năng cách âm với hệ thống chống ồn chủ động. Hệ thống này sẽ sử dụng ba micro siêu nhạy phát hiện tiếng ồn bên ngoài và động cơ, sau đó triệt tiêu các tiếng ồn đó bằng sóng âm đối nghịch, đảm bảo xe luôn yên tĩnh.
Ngoài ra, để hỗ trợ người lái tối đa, Ford Everest 2019 còn được trang bị trợ lực lái điện tử với công nghệ tự động bù lệch hướng. Công nghệ này sẽ đo góc xoay vô-lăng của người lái, đồng thời theo dõi sự thay đổi của điều kiện mặt đường và giúp bù lại những thay đổi nhẹ do tác động từ các yếu tố như mặt đường không bằng phẳng hoặc gió tạt ngang.

An toàn dẫn đầu phân khúc

Ford Everest 2019 vẫn duy trì trang bị an toàn tiêu chuẩn dành cho tất cả phiên bản gồm: hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD, hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, cảm biến lùi và camera lùi. Tất cả phiên bản đều được nâng cấp 7 túi khí, riêng phiên bản Titanium có thêm cảm biến hỗ trợ đỗ xe phía trước và cảnh báo điểm mù.
Phiên bản Titanium+ cao cấp nhất còn được trang bị hệ thống cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo va chạm phía trước, kiểm soát áp suất lốp và hệ thống hỗ trợ xuống dốc. Với những trang bị an toàn trên, phiên bản này có thể xem là mẫu xe an toàn hàng đầu trong phân khúc SUV 7 chỗ tầm trung.

Đánh giá chung

Với những nâng cấp mới về khả năng vận hành và trang bị an toàn cũng như tiện nghi, Ford Everest 2019 có thể tiếp tục duy trì vị thế mẫu xe chất lượng hàng đầu trong phân khúc. Ngoài ra, với mức giá giảm đáng kể, Ford Everest 2018 còn trở nên đáng giá hơn so với phiên bản trước đây.
Ford Everest 2019 là một mẫu xe rất đáng cân nhắc với những ai đang tìm kiếm một chiếc SUV 7 chỗ có khả năng vận hành vượt trội, tiết kiệm nhiên liệu, không gian nội thất rộng rãi, cùng trang bị tiện ích cao cấp, phù hợp phục vụ đa mục đích cho cá nhân, gia đình hay công việc.
Để nhận được nhiều chương trình ưu đãi đối với mẫu SUV 7 chỗ Ford Everest, vui lòng liên hệ Cao Tuấn Ford thông qua website: http://fordvinh.vn hoặc số hotline: 0971 697 666.
Xem thêm: Ford Explorer thứ 6 vừa chính thức ra mắt